Nutri Diabet

CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP PHÙ HỢP VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

24,04,2021

Chế độ tập luyện tốt và đúng sẽ rất hữu ích giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm các biến chứng đặc biệt biến chứng tim mạch giúp cải thiện sức khỏe nói chung và các bệnh lý đặc biệt tim mạch góp phần năng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên chế độ tập luyện cho bệnh nhân đái tháo đường như thế nào là đúng cách và mang lại hiệu quả và phù hợp với mỗi bệnh nhân cụ thể.

1. Lợi ích của tập thể dục đối với bệnh nhân đái tháo đường

Hiệu quả mong đợi của bất kỳ một bệnh nhân đái tháo đường nào đều muốn là bài tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cơ chế này diễn ra theo hai cách như sau:

Đầu tiên tập thể dục có tác dụng làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin. Đây là một loại hormone giúp vận chuyển đường vào trong tế bào và giúp làm giảm đường trong máu. Điều này có nghĩa là giúp các tế bào có khả năng sử dụng insulin tốt hơn và hiệu quả hơn để hấp thụ đường từ máu để sử dụng làm năng lượng cho cơ thể.

Thứ hai khi tập thể dục có tác dụng kích thích cơ bắp của bạn cần phải hấp thụ và sử dụng đường làm năng lượng thậm chí không cần tăng nhu cầu insulin.

Chính vì hai lý do trên mà tập thể dục không chỉ làm giảm lượng đường trong máu trong thời gian ngắn mà nếu tuân thủ thói quen tập luyện lâu dài cũng góp phần làm giảm mức A1C.

Ngoài ra tập thể dục cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều biến chứng hàng đầu của bệnh đái tháo đường nhất là nhóm bệnh lý tim mạch. Đã có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hoạt động thể lực thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ chất béo trong máu mà huyết áp.

2. Chế độ tập luyện cho bệnh nhân đái tháo đường phù hợp nhất

Các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết cũng như hội nội tiết đái tháo đường đều đưa ra khuyến nghị các hoạt động thể chất mang lại hiệu quả khi đạt được tối thiểu các tiêu chuẩn sau đây:

– Tập thể dục tối thiểu là 30 phút/ngày * 5 ngày/tuần. Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước tập.
– Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang đều được nhưng chọn loại hình phù hợp với tình hình sức khỏe, biến chứng và bệnh đi kèm của từng người bệnh.
– Lưu ý:
• không luyện tập khi đường huyết < 5mmol/l
• Không nên quá 2 ngày liên tiếp mà có bất kỳ hoạt động thể chất nào.
• Không nên ngồi lâu liên tục quá 30 phút trong ngày.
• Kết hợp các bài tập linh hoạt với nhau như những thói quen hay sở thích của riêng mình.
 
 
- Chế độ luyện tập cụ thể:
• Đi bộ
Đi bộ nhanh với mục đích làm tăng nhịp tim cũng tương đương như một bài tập Aerobic và các nghiên cứu đã cho thấy đi bộ cũng có lợi ích giống như những người bệnh tham gia các hoạt động aerobic ít nhất 3 ngày/tuần.
• Tập dưỡng sinh
Dưỡng sinh là một hình thức luyện tập lý tưởng cho người bệnh, các động tác nhẹ nhàng, giảm nguy cơ té ngã, giảm căng thẳng, cải thiện sự cân bằng cũng như làm giảm tổn thương thần kinh do biến chứng tiểu đường. Các động tác được thực hiện một cách chậm rãi và thoải mái trong hơn 30 phút.
• Tập Yoga
Yoga cũng là một phương pháp giảm căng thẳng tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường khi mà cơ chế sinh lý đã cho thấy mức độ căng thẳng càng tăng cao thì lượng đường trong máu cũng sẽ tăng theo.
• Bơi lội
Bơi lội không gây áp lực lên trên các khớp xương lớn, giúp giải phóng đôi chân so với các hình thức tập thể dục khác.
Bên cạnh đó vì bệnh đái tháo đường cũng sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các mạch máu nhỏ của tứ chi, có thể mất cảm giác ở bàn chân, những người mắc bệnh đái tháo đường phải tránh các chấn thương bàn chân, thậm chí vết cắt nhỏ hoặc mụn nước, vì chúng có thể chậm lành và dễ bị nhiễm trùng. Do đó, một loại giày đặc biệt nên được sử dụng trong khu vực hồ bơi có thể giúp ngăn ngừa trầy xước chân và giảm nguy cơ trượt chân.
• Đạp xe đạp tại chỗ
Trong lúc tập, trái tim hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng số nhịp tim cũng như cung lượng tim, đồng thời phổi cũng sẽ hoạt động tốt hơn.
Phương pháp này không phải lo lắng về nguy cơ bị té ngã hoặc chấn thương, còn cải thiện lưu lượng máu đến chân, giúp dòng máu được lưu thông tốt hơn.

 Điều cuối cùng cần lưu ý là các bài tập thể dục thường có tác dụng giảm đường trong máu và sẽ dẫn đến hạ đường huyết, cần cẩn trọng ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc có nguy cơ cao mắc phải tác dụng phụ này. Theo đó, cần đặc biệt chú ý đến mức đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục, nhất là khi cần gắng sức nặng, để có hướng điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, nếu là người lớn tuổi hay nếu đi tập thể dục ngoài trời một mình thì nên mang theo điện thoại di động để có thể liên lạc khi khẩn cấp.

Tin tức liên quan

NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ VÀ NÊN KIÊNG GÌ?

24/04/2021

NGƯỜI BỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ VÀ NÊN KIÊNG GÌ?

Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường…
Xem thêm
CẢNH BÁO BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

12/04/2021

CẢNH BÁO BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Biến chứng của tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và có thể trở thành mối nguy hiểm…
Xem thêm
0855501555zalo