Nutri Diabet

DẤU HIỆU BỆNH LÀ GÌ?

1. LIÊN TỤC KHÁT NƯỚC: Do khi lượng đường trong máu bạn tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

2. ĐI TIỂU NHIỀU LẦN TRONG NGÀY: Nếu số lần bạn đi tiểu trong một ngày lớn hơn 7, có thể bạn đã bị đái tháo đường.

3. SỤT CÂN BẤT THƯỜNG: Nhiên liệu chính cho cơ thể chính là đường (glucose). Sụt cân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu. Lúc này cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân.

4. ĐÓI VÀ MỆT MỎI: Khi cơ thể bạn không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin. Vì vậy, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng của cơ thể sẽ tăng cao để bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi thường xuyên.

5. DỄ BỊ NHIỄM TRÙNG VÀ NHIỄM NẤM: Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. 

6. THỊ LỰC YẾU ĐI: Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực mặc dù trước đó bạn không bị các bệnh về mắt.

TÌM HIỂU THÊM VỀ CÁC LOẠI bệnh tiểu ĐƯỜNG

Nguyên nhân bệnh tiểu ĐƯỜNG

Di truyền Di truyền
Nguyên nhân chính gây nên là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Điều này gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa và lượng đường trong máu tăng cao. Nhìn chung do yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Đây là nguyên nhân chính gây nên tiểu đường tuýp 1.
Béo phì Béo phì
Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, do vậy đái tháo đường xuất hiện.
Lười vận động Lười vận động
Ít vận động khiến những chất dinh dưỡng trong cơ thể không được tiêu thụ và tích trữ lại dưới dạng mỡ. Hơn nữa, ít vận động thì độ nhạy cảm của hormone điều hòa đường huyết insulin cũng kém hiệu quả.
Căng thẳng kéo dài Căng thẳng kéo dài
Khi bị stress kéo dài thì cơ thể sẽ gặp tình trạng rối loạn hormone nội tiết. Các hormone làm tăng đường huyết tiết ra nhiều và hormone làm giảm đường huyết tiết ra ít dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao. Tình trạng này càng kéo dài thì sẽ có nguy cơ trở thành mạn tính, nghĩa là bệnh tiểu đường.

biến chứng BỆNH tiểu đường LÀ GÌ?

1. BIẾN CHỨNG MẮT: Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc đái tháo đường có thể bị suy giảm hoặc tệ hơn, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp... cũng có thể xảy ra.

2. BIẾN CHỨNG TIM MẠCH: Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch là hệ lụy khó tránh của đái tháo đường.

3. BIẾN CHỨNG THẦN KINH: Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Bao gồm các cảm giác đau, tê, nóng ở chân, nhịp tim và nhịp thở bất ổn định, hay tiết mồ hôi...

4. BIẾN CHỨNG VỀ THẬN: Đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu trong thận, từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.

5. BIẾN CHỨNG NHIỄM TRÙNG: Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể. Ngoài ra bệnh tiểu đường còn gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm khác như hạ đường huyết, hôn mê ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Cách khắc phục bệnh tiểu ĐƯỜNG

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên kiểm soát đường huyết thông qua việc tuân thủ các nguyên tắc của KIỀNG 3 CHÂN: chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc.

  • CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG: Người bị tiểu đường không nên kiêng khem quá mức mà cần có chế độ dinh dưỡng phong phú, cân bằng giữa các nhóm chất đạm, đường, bột, vitamin và khoáng chất. Nên ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI thấp (<55) như rau xanh, bún, khoai lang, sữa, bưởi, táo, lê, xoài … Và hạn chế các loại thức ăn có chỉ số GI cao (>70) như mật ong, khoai tây chiên, bánh mỳ, mía, củ cải, cơm, dưa hấu, …
  • CHẾ ĐỘ LUYỆN TẬP: Theo các chuyên gia, người bệnh nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút một ngày với các động tác nhẹ nhàng, phù hợp với điều kiện sức khỏe như đi bộ, yoga, đạp xe đạp,... hoặc đi lại vận động tại nhà. 
  • DUY TRÌ SỬ DỤNG THUỐC: Việc dùng thuốc đối với người bị tiểu đường là bắt buộc. Tuy nhiên sử dụng thuốc tây lâu dài sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị nhờn thuốc. Do vậy, bệnh nhân nên sử dụng thảo dược như Dây Thìa Canh kết hợp với dùng thuốc điều trị. Nhờ đó, kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp giảm các tác dụng phụ và giảm liều của thuốc điều trị.
Tham khảo kiến thức hữu ích tại đây
0855501555zalo